Có thể đề xuất Quốc hội điều chỉnh một số chỉ tiêu ngân sách

tháng 6 02, 2020

Có thể đề xuất Quốc hội điều chỉnh một số chỉ tiêu ngân sách


(TBTCVN) - Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội mới đây, so với thời điểm cuối năm 2019, tình hình hiện nay có sự thay đổi rất lớn, khó khăn hơn nhiều.

Ảnh minh họa
Chính phủ có thể đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Chỉ tiêu tăng trưởng thay đổi sẽ dẫn đến điều chỉnh các chỉ tiêu như thu ngân sách, bội chi và nợ công.

Chỉ tiêu tăng trưởng GDP khó đạt

Theo Chính phủ, mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra 6,8% cho năm 2020 là thách thức lớn và khó đạt được. Trên tinh thần nhìn thẳng vào thực trạng kinh tế - xã hội và đánh giá kỹ các chỉ tiêu chủ yếu, các cân đối lớn, ước khả năng thực hiện, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét điều chỉnh một số chỉ tiêu. Việc điều chỉnh này nhằm tạo sự chủ động trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương.

Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ cũng đưa ra 2 kịch bản dự kiến về tăng trưởng của Việt Nam năm 2020. Cụ thể: Kịch bản 1, thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam là trong quý III/2020. Theo đó phương án GDP tăng dự kiến khoảng 4,4 - 5,2% so với năm 2019 (thấp hơn 1,6 - 2,4 điểm phần trăm mà mục tiêu đề ra).

Kịch bản 2: Thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam là trong quý IV/2020. Theo đó phương án GDP tăng dự kiến khoảng 3,6 - 4,4% so với năm 2019 (thấp hơn 2,4 - 3,2 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra).

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần chủ động xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, dài hạn, trong đó có kịch bản với dự báo chưa thể khống chế dịch bệnh trong năm 2020; đánh giá lại các chỉ tiêu, các cân đối lớn của nền kinh tế cho cả năm 2020 và cho cả giai đoạn 2016 - 2020. 

Việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức rất lớn. Theo các đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế đưa ra đầu tháng 4, mức độ thiệt hại của nền kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào thời điểm kết thúc dịch bệnh, trong đó Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam ở mức 4,9%, ADB dự báo là 4,8% và IMF dự báo chỉ ở mức 2,7%.

Có thể điều chỉnh chỉ tiêu thu ngân sách, bội chi, nợ công

Khi chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế thay đổi, sẽ kéo theo các chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Do đó, dự kiến cũng có thể đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu vĩ mô khác như thu ngân sách nhà nước (NSNN), bội chi NSNN, nợ công.

Nhận định về tình hình thu NSNN, Ủy ban Kinh tế cho rằng, thu NSNN trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm khi nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng với các biện pháp ưu đãi về thuế. Ủy ban này đề nghị Chính phủ phải kiểm soát có hiệu quả những nhiệm vụ chi cần thiết, thực hiện tiết giảm mạnh hơn chi thường xuyên trong các hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước. 

Dự toán thu NSNN năm 2020 được Quốc hội phê chuẩn là hơn 1,5 triệu tỷ đồng. Trên cơ sở dự toán NSNN đã được Quốc hội phê chuẩn và kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020 đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, dự kiến đến cuối năm 2020, nợ công khoảng 52,3% GDP, nợ chính phủ khoảng 46,6% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 46,8% GDP. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh kép từ Covid-19 và dịch bệnh khác trên gia súc, gia cầm kèm theo ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp, các tác động tiêu cực có nguy cơ gây ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Điều này dẫn đến rủi ro các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tài chính - ngân sách có thể không đạt kế hoạch đề ra, gia tăng áp lực lên bội chi NSNN và nợ công.

Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trước tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp hoạt động sản xuất - kinh doanh do gặp khó khăn về thị trường, gián đoạn nguồn cung nguyên, vật liệu đầu vào, cầu hàng hóa, dịch vụ sụt giảm mạnh... tạo sức ép ngày càng lớn đến thu NSNN. Bộ Tài chính dự kiến có thể hụt thu ngân sách khoảng từ 140 - 150 nghìn tỷ đồng. Nếu GDP giảm dưới 5%, thì số hụt thu có thể giảm lớn hơn.

Chia sẻ với những thách thức gần đây với Bộ Tài chính, thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng, trong khi thực hiện nhiệm vụ thu khó khăn, thì các chính sách lại mở rộng ngoài dự kiến như gia hạn thuế và tiền thuê đất, nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tăng chi tiền phụ cấp cho lực lượng phòng chống dịch, chi tiền ăn và khám chữa bệnh cho người bị cách ly...

Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, sẽ kéo theo phải điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan đến thu ngân sách, bội chi và nợ công. Tuy nhiên, thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục kiên định điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, linh hoạt, kết hợp với chính sách tiền tệ để kích cầu đầu tư và tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, tăng cường kỷ luật tài chính, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, giữ mức nợ công không vượt quá giới hạn cho phép theo nghị quyết của Quốc hội.

Artikel Terkait

Next Article
« Prev Post
Previous Article
Next Post »
Penulisan markup di komentar
  • Untuk menulis huruf bold gunakan <strong></strong> atau <b></b>.
  • Untuk menulis huruf italic gunakan <em></em> atau <i></i>.
  • Untuk menulis huruf underline gunakan <u></u>.
  • Untuk menulis huruf strikethrought gunakan <strike></strike>.
  • Untuk menulis kode HTML gunakan <code></code> atau <pre></pre> atau <pre><code></code></pre>, dan silakan parse kode pada kotak parser di bawah ini.

Disqus
Tambahkan komentar Anda

Không có nhận xét nào