Economist: Người dân tăng cường tích trữ tiền mặt trong đại dịch Covid-19

Economist: Người dân tăng cường tích trữ tiền mặt trong đại dịch Covid-19

tháng 8 15, 2020

Những tưởng đại dịch Covid sẽ góp phần đẩy nhanh việc chuyển đổi sang một thế giới phi tiền mặt, nhưng thực tế đang cho thấy điều ngược lại.


Một năm về trước, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã đặt hàng Bộ Ngân khố Hoa Kỳ sản xuất 5,2 tỷ USD tiền mặt mới. Đây là một hoạt động thường niên để thay thế những đồng tiền cũ, hỏng đang lưu thông trên thị trường. Không ai có thể dự đoán được con số này lại trở nên quá nhỏ bé. 

Vào tháng 3, khi sự hoang mang bao trùm các thị trường tài chính, người ta chứng kiến những hàng dài người Mỹ đứng chờ để rút tiền mặt từ các tài khoản ngân hàng của họ. Một chi nhánh ngân hàng tại Manhattan cho biết họ đã hết sạch đồng 100 USD trong khoảng thời gian điên rồ này. Để đáp ứng nhu cầu đang tăng cao, FED đã đặt hàng phát hành thêm 1 tỷ USD tiền mặt. Máy in của Chính phủ Mỹ hiện đang sản xuất hơn 27 triệu tờ tiền giấy mỗi ngày.

Nhưng công cuộc tranh giành tiền mặt vẫn chưa kết thúc. Theo số liệu mới nhất của FED, lượng tiền mặt đang lưu thông trên thị trường đã tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình trong lịch sử. Kể từ tháng 2, tốc độ tăng trưởng này đã vượt mức 11%. 

Việc tích trữ tiền mặt không phải chỉ nằm trong nước Mỹ. Ở Canada, lượng tiền mặt lưu thông đã tăng hơn 14% kể từ tháng 2. Tại Anh và khu vực đồng euro, tốc độ này lần lượt là 10% và 8% (xem biểu đồ). Theo hai nhà kinh tế Jonathan Ashworth và Charles Goodhart, người tiêu dùng cũng đang tích trữ tiền mặt tại các thị trường mới nổi. Brazil, Ấn Độ, Mexico, và Nga đều đang chứng kiến nhu cầu tiền giấy cao bất thường trong năm nay.

Lượng tiền mặt lưu thông của đồng USD, Euro và bảng Anh qua các năm

Thật dễ hình dung rằng đại dịch sẽ khiến nhu cầu sử dụng tiền giấy giảm xuống chứ không phải chiều ngược lại. Khi virus mới xuất hiện, nhiều người lo lắng rằng tiền giấy có thể mang virus và khiến dịch bệnh lây lan nghiêm trọng hơn. Các cửa hàng không khuyến khích khách hàng thanh toán bằng tiền mặt vì các lo ngại sức khỏe. 

Ngân hàng trung ương Trung Quốc thậm chí đã bắt đầu khử trùng và cách li các đồng tiền giấy trước khi cho chúng lưu thông trở lại (ở một vài khu vực tại đây, tiền mặt thu được từ các bệnh viện, chợ cóc và xe buýt còn bị mang đi tiêu hủy). Ngân hàng trung ương Hàn Quốc và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng đã áp dụng các biện pháp tương tự.

Nhưng những lo sợ đó không ngăn cản người dân rút hết tiền từ các tài khoản tiết kiệm của mình để cất giữ dưới gầm giường. Nhưng người tiêu dùng không phải là nhân tố duy nhất của tình trạng tích trữ tiền mặt. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Deutsche Bank, một phần ba của việc gia tăng tiền mặt lưu thông tại châu Âu đến từ các ngân hàng muốn dự trữ tiền mặt để xử lý các biến động lớn về nhu cầu. https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/

Một vài bằng chứng cho thấy sự gia tăng tiền mặt lưu thông gần đây là do người dân bớt gửi tiền vào ngân hàng hơn là do họ tích cực rút tiền ra. Theo nhà báo tài chính John Paul Koning, các doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu đang gửi tiền vào ngân hàng ít hơn bình thường, khiến lượng tiền euro giấy đang lưu thông tăng lên. Ông đưa ra một lý luận đáng chú ý về lý do của hiện tượng này: ông ngờ rằng khi các cửa hàng và nhà hàng buộc phải đóng cửa do các biện pháp giãn cách xã hội, những kẻ mờ ám không còn kênh nào để rửa tiền bất hợp pháp, nên chúng buộc phải giữ khư khư lấy số tiền đó.

Ông Koning cho rằng xu thế này có thể cũng đang diễn ra ở Mỹ, Canada và nhiều nơi khác. Đây cũng là một gợi ý để FED tính toán khi đặt đơn hàng in tiền mặt vào năm sau.
Từ tâm dịch Đà Nẵng, hơn 800 khách sẽ trở về nhà trên 4 chuyến bay Vietjet

Từ tâm dịch Đà Nẵng, hơn 800 khách sẽ trở về nhà trên 4 chuyến bay Vietjet

tháng 8 13, 2020
9 giờ 00 sáng ngày 13.8, chuyến bay VJ2737 cất cánh, đưa 230 hành khách ‘mắc kẹt’ tại thành phố Đà Nẵng về lại Hà Nội.


Đây là chuyến bay đầu tiên mà hãng hàng không thế hệ mới Vietjet thực hiện nhằm hỗ trợ hành khách trở về nhà trong bối cảnh Đà Nẵng vẫn đang giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 lây lan.






Dự kiến hơn 800 hành khách bao gồm nhiều trẻ em, người lớn tuổi..., hầu hết là khách du lịch sẽ được giải cứu trong hai ngày 13, 14.8 trên 4 chuyến bay được Vietjet thực hiện với hành trình từ Đà Nẵng đi Hà Nội và TP.HCM. Các chuyến bay mang nhiều cảm xúc của rất nhiều gia đình được phi hành đoàn, cán bộ nhân viên Vietjet chuẩn bị với các nguồn lực tối ưu, trang thiết bị đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cao, tàu bay hiện đại... nhằm mang tới cho khách hàng những trải nghiệm bay tốt đẹp trên hành trình ngắn nhưng ý nghĩa này.







Đây là những chuyến bay giải cứu đặc biệt từ vùng "tâm dịch", lần đầu tiên thực hiện trong nước, tuân thủ chặt chẽ các quy định an toàn nghiêm ngặt nhất để phòng chống dịch. Hành khách và phi hành đoàn sau khi trở về sẽ phải thực hiện các biện pháp giám sát, cách ly bắt buộc tại địa phương theo quy định.
Phó Tổng giám đốc Vietjet Tô Việt Thắng cho biết: "Tất cả các chuyến bay Vietjet đều đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn cao nhất cho hành khách, phi hành đoàn. Tất cả hành khách được trang bị miễn phí trang phục bảo hộ y tế, kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, đeo khẩu trang và tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của cơ quan chức năng y tế, hàng không nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh". https://dautusieuloinhuan29.com/1-ty-dau-tu-gi/



Trước đó, với tinh thần và trách nhiệm với cộng đồng, Vietjet cũng đã thực hiện nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới về nước; vận chuyển hàng nghìn tấn hàng hóa thiết yếu, trang thiết bị y tế phòng chống dịch; hỗ trợ vận chuyển miễn phí cho các y bác sĩ và nhân viên y tế... Tính tới cuối tháng 7, Vietjet đã đưa được gần 10.000 công dân Việt Nam ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Sri Lanka, Bangladesh, Philippines, Brunei, Indonesia và Myanmar về nước an toàn, tất cả phi hành đoàn, nhân viên Vietjet đều an toàn.

cơ cấu từng ngành hàng của Việt Nam?

cơ cấu từng ngành hàng của Việt Nam?

tháng 8 12, 2020

Mới đây, tại buổi hội thảo trực tuyến EVFTA - Những điểm đáng lưu ý về thương mại hàng hóa do Deloitte tổ chức, các lãnh đạo khối dịch vụ Tư vấn Hải quan và thương mại toàn cầu của công ty này đã tóm tắt các lợi ích thương mại của EVFTA và các yêu cầu từ Hiệp định này để doanh nghiệp tiếp cận thị trường và hưởng những ưu đãi nhất định.https://dautusieuloinhuan29.com/1-ty-dau-tu-gi/

Tại hội thảo, bà Nguyễn Hải Vân, Trưởng phòng Tư vấn Thuế tại Deloitte, cho biết ngày 1/8 tức là ngày mai sẽ là ngày Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, cũng như ngày mà cả hai bên ký kết Hiệp định thực hiện việc cắt giảm thuế quan lần đầu tiên.

Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế quan sẽ được áp dụng từng mốc thời gian khác nhau đối với từng mặt hàng khác nhau. Mốc cắt giảm thuế quan lần thứ hai sẽ được tính vào ngày đầu tiên của năm dương lịch kế tiếp. Điều này có nghĩa là mốc cắt giảm thuế quan tiếp theo sẽ vào ngày 1/1/2021.

Bà Nguyễn Hải Vân chỉ ra rằng, đối với một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, điển hình như các mặt hàng về nông nghiệp như động vật sống, thủy hải sản, rau củ quả, gạo, cà phê, mật ong, hàng dệt may, gỗ thì EU sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu như hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam trong các lĩnh vực trên sẽ được cắt giảm thuế ngay lập tức vào ngày 1/8/2020 khi nhập vào thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, chỉ 50% mặt hàng trong nhóm hàng thủy hải sản được cắt giảm thuế ngay lập tức vào ngày mai. Những mặt hàng còn lại sẽ rơi vào các mốc cắt giảm khác nhau, trong khoảng từ năm thứ tư, năm thứ tám, hoặc năm thứ 16.

Theo Hiệp định, hầu như các mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào EU có lộ trình dài nhất là 8 năm. Những mặt hàng có lộ trình cắt giảm thuế quan càng dài thì có nghĩa rằng càng có cái tính nhạy cảm đối với thị trường nội địa của EU, cụ thế hơn là đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước của EU.

Ví dụ như do EU có thế mạnh về các mặt hàng về ca cao hoặc phụ gia ca cao nên Việt Nam sẽ nhận được ít ưu đãi hơn. Mặt hàng này sẽ được cắt giảm thuế vào năm thứ tám của Hiệp định.

Về phía Việt Nam, lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam dài gấp đôi so với EU. Mốc cuối cùng của Việt Nam là vào năm thứ 16 của Hiệp định, áp dụng với mặt hàng thuốc lá.

Hiện nay, mặt hàng thuốc lá tại VN đang áp dụng theo chế độ hạn ngạch thuế quan theo cam kết trong WTO.

Tuy vậy, vào ngày 1/8 tới, Việt Nam cũng đã dành rất nhiều ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ từ EU. Số lượng dòng hàng được cắt giảm 0% thuế chiếm tới gần 50% trên biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào một số nhóm ngành như máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, các cái sản phẩm từ sữa, hàng dệt may, sách in.

Tương tự như đối với EU, Việt Nam cũng không áp dụng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu 0% với toàn bộ các mặt hàng thuộc nhóm máy móc thiết bị ngay lập tức vào ngày 1/8 tới, mà sẽ tùy thuộc vào tính chất từng mặt hàng.

Ví dụ như hàng dệt may, 80% sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU từ Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất EVFTA là 0% vào 1/8/2020. Tuy nhiên, các mặt hàng còn lại sẽ rơi vào các mốc cắt giảm khác nhau.

Theo nghiên cứu của Deloitte, các mặt hàng dệt may được hưởng ưu đãi thuế 0% chủ yếu rơi vào các mặt hàng sợi hay các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho sản xuất của ngành dệt may trong nước.

Đối với những mặt hàng có tính chất nhạy cảm với Việt Nam, ví dụ rượu, đồ uống có cồn, xe máy, ô tô, phụ tùng xe máy, linh kiện ô tô hoặc các loại thịt như thịt gà, thịt lợn thì sẽ có lộ trình cắt giảm dài.

Các mặt hàng này sẽ được cắt giảm vào năm thứ tám, năm thứ 10 hoặc năm thứ 11 của Hiệp định. Đồng thời, dầu khí cũng là một mặt hàng có lộ trình cắt giảm dài, vào năm thứ 11 của Hiệp định.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU từ năm 2010 dự kiến đến năm 2020 cho thấy, kể từ năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên rất ấn tượng.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU là 9,63 tỷ USD. Đến năm 2015, kim ngạch này đã tăng lên hơn gấp 3 lần, đạt mức 30 tỷ USD và dự kiến vào năm 2020, con số này sẽ xấp xỉ 50 tỷ USD.

Trong suốt 10 năm vừa qua, Việt Nam liên tục xuất siêu sang thị trường châu Âu và con số số xuất siêu ngày càng tăng. Cụ thể vào năm 2010, xuất siêu của Việt Nam đạt mức 4,7 tỷ USD. Đến năm năm 2015, con số này là 21,57 tỷ USD. Vào năm 2020, mặc dù với tình hình bất định của đại dịch, nhưng Tổng cục Thống kê vẫn dự báo con số này sẽ lên đến khoảng 32,59 tỷ USD.

Mặc dù kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU thấp hơn so với xuất khẩu, nhưng nếu so với các thị trường khác thì đây cũng là một con số đáng kinh ngạc.

Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt mức 4,9 tỷ USD. Dự kiến vào năm 2020, con số này sẽ tăng lên gần gấp 4 lần, ở mức 17,19 tỷ USD.

Với các tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) từ 2020 đến 2030, dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Các chuyên gia cho rằng con số này tăng nhiều nhất ở giai đoạn 5 năm đầu tiên và sẽ giữ vững mức độ tăng đến năm 2030.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu sang EU của Việt Nam sẽ đạt mức hơn 59 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU sẽ ở mức gần 20 tỷ USD vào năm 2025.

Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng có những tác động thương mại đáng kể về thị phần các ngành hàng của một số doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU.

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Centre), 5 ngành sản xuất và xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường EU đó là ngành dệt may, da giày, ngũ cốc, sản phẩm nuôi trồng thủy sản và máy móc thiết bị.https://dautusieuloinhuan29.com/100-trieu-dau-tu-gi/

Trong đó, tiềm năng ngành dệt may, da giày trên thị trường châu Âu ở mức lớn nhất. Đối với ngành dệt may, thị phần của Việt Nam tại EU đạt 2,2% vào năm 2019 và dự kiến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ giúp ngành này tăng tỷ trọng lên tới 3,6%. Năm 2019, thị phần của Việt Nam tại EU đối với ngành da giày là 11,7%, dự kiến đến năm 2025, con số này sẽ đạt mức 15,3%.

Đối với các mặt hàng ngũ cốc, mặc dù tỷ lệ tăng không nhiều nhưng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng sẽ tạo điều kiện giúp tác động tích cực trong các ngành hàng này.
Mỹ buộc hàng nhập khẩu từ Hong Kong dán nhãn ‘Made in China’

Mỹ buộc hàng nhập khẩu từ Hong Kong dán nhãn ‘Made in China’

tháng 8 11, 2020
TTO - Mỹ sẽ buộc hàng hóa nhập khẩu từ Hong Kong phải dán nhãn ‘Made in China’ (Sản xuất tại Trung Quốc) sau ngày 25-9 năm nay, theo dự thảo thông cáo mới của chính phủ Mỹ vừa công bố.


Hàng Hong Kong xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải dán nhãn 'Made in China' - Ảnh: Ảnh chụp màn hình

Theo Bloomberg, thông cáo sẽ được đăng tải trên trang chủ của Cơ quan Đăng kiểm liên bang Mỹ vào hôm nay, 11-8. Theo đó, trong vòng 45 ngày sau thông cáo được đăng, hàng hóa sản xuất tại Hong Kong và nhập khẩu vào Mỹ phải được dán nhãn chỉ rõ xuất xứ là từ Trung Quốc.

Tác động thực tế của thông cáo mới đối với thương mại hoặc nền kinh tế của Hong Kong có thể sẽ hạn chế do có rất ít hàng xuất khẩu trực tiếp từ Hong Kong sang Mỹ.

Phần lớn các chuyến hàng từ Hong Kong tới Mỹ là hàng tái xuất khẩu hoặc hàng đi qua lãnh thổ mà không có sửa đổi gì đáng kể.https://dautusieuloinhuan29.com/cong-bo-top-10-cong-ty-uy-tin-nganh-bat-dong-san-nam-2019/

Trong số khoảng 304 tỉ đôla Hong Kong (53,8 tỉ USD) hàng xuất khẩu sang Mỹ vào năm ngoái, chỉ khoảng 1,2% trong số đó là xuất khẩu nội địa, theo dữ liệu từ Cục Điều tra và thống kê Hong Kong. Gần 80% là hàng tái xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ.

Sự thay đổi này dựa trên cơ sở sắc lệnh hành pháp ký ngày 14-7 của Tổng thống Mỹ Donald Trump về bình thường hóa Hong Kong, qua đó chấm dứt quy chế ưu đãi đặc biệt mà Mỹ dành cho đặc khu tài chính này.
[Quy tắc đầu tư vàng] 2 bài học để tránh xa thất bại của tỷ phú đầu tư từng biến 8 triệu thành 26 tỷ USD

[Quy tắc đầu tư vàng] 2 bài học để tránh xa thất bại của tỷ phú đầu tư từng biến 8 triệu thành 26 tỷ USD

tháng 8 10, 2020





Julian Hart Robertson là người xây dựng xây dựng nên một trong những đế chế “quỹ đầu tư” sớm nhất phố Wall, hiện ông đang “nghỉ hưu” với khối tài sản hơn 4 tỷ USD.

Julian Hart Robertson (sinh ngày 25 tháng 6 năm 1932), là một tỷ phú, nhà quản lý quỹ và nhà từ thiện người Mỹ nổi tiếng 2 thập niên trước của thế giới. Hiện nay ông đã nghỉ hưu.

Ông là người đầu tiên thành lập nên Tiger Management (quỹ đầu tư con hổ) - là một trong những quỹ đầu tư sớm nhất trên thế giới. Robertson được ghi nhận là đã biến 8 triệu đô la vốn khởi nghiệp vào năm 1980 thành hơn 26 tỷ đô la vào cuối những năm 1990, mặc dù theo sau đó là một vòng xoáy thua lỗ với những quyết định sai lầm và làm giảm giá trị tài sản nhanh chóng của quỹ khiến các nhà đầu tư rút tiền dần. Ông đã quyết định kết thúc bằng việc đóng quỹ vào năm 2000 và kể từ đó Robertson hầu như chỉ đầu tư cá nhân.

Theo Forbes, giá trị tài sản ròng cá nhân ước tính năm 2003 của ông là hơn 500 triệu đô la và đến tháng 8/2020, tạp chí này công bố giá trị tài sản thực tế của ông ước tính là 4,3 tỷ đô la. Robertson cho biết vào năm 2008 rằng ông đã bán khống chứng khoán dưới chuẩn và kiếm được rất nhiều tiền để sau đó mua vào các cổ phiếu tốt từ đáy giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới.

Nhắc về tuổi thơ, ông vốn sinh ra trong một gia đình trung lưu khá giả tại miền Nam nước Mỹ. Ba ông chính là giám đốc điều hành một công ty dệt may nổi tiếng của vùng, mẹ là kế toán.

Hồi còn trẻ, ông thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc nghiên cứu các hoạt động đầu tư, ông thường một mình ngồi cả ngày trước một dãy các con số giá cả chứng khoán. Trùng với giai đoạn thị trường chứng khoán Mỹ đang có những bước phát triển mạnh mẽ, Robertson sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp trên thị trường chứng khoán.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc California, Robertson đã phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ trước khi trở thành chuyên viên môi giới chứng khoán tại công ty Kidder Peabody. Ở đây, ông đã rèn giũa ý tưởng và tính nhạy bén trong đầu tư, xây dựng một mạng lưới liên lạc đầu tư tuyệt vời. Biết mình sẽ lam gi voi so von 50 trieu ít ỏi ban đầu.

Điều đó đã giúp ông có đủ tự tin và nguồn vốn để khởi động quỹ đầu tư của chính mình mang tên Tiger Management với số vốn ban đầu là 8 triệu USD – mà tại thời điểm đó đây là một mô hình đầu tư tương đối mơ hồ, còn rất mới mẻ và được đánh giá là không hợp thời khi chưa mấy ai thử nghiệm.

Khoảng thời gian từ khi hình thành vào năm 1980 đến khi đạt đỉnh điểm vào năm 1999, quỹ Tiger do ông đã quản lý hơn 26 tỷ USD đã luôn chi trả lãi suất gộp trung bình 35% mỗi năm đều đặn trong gần 20 năm sau đó.

Năm 1986, quỹ của ông đã được mô tả trong một bài viết trên tạp chí Institutional Investor, trong đó nêu bật thực tế rằng quỹ của ông vượt trội hơn các quỹ tương hỗ khác. Trên thực tế, bài viết nhấn mạnh thành công nổi bật ở mức hai con số của quỹ Tiger chính là chất xúc tác chính cho các dòng tiền đổ vào quỹ này trong giai đoạn cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990.

Sau đó, khi "bong bóng công nghệ" vỡ ra, một vài khoản đầu tư xấu – bao gồm một khoản đánh cược cực kỳ thiếu khôn ngoan vào US Air, kết hợp với thất bại trong việc chi trả tiền mặt khi giá cổ phiếu công nghệ tăng nhanh, khiến cho ngân quỹ của ông bị thiệt hại 4% vào năm 1998 và 18% vào năm 1999 – dẫn tới việc đóng cửa một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới những năm tiếp theo.

Do thấy trong 2 năm liên tiếp không kiếm được lợi nhuận và rủi ro ở thị trường chứng khoán ngày càng tăng cao nên vào giai đoạn bấy giờ, ông đã quyết định đóng cửa quỹ khi mới bắt đầu suy thoái từ đỉnh cao thành công.https://nhatnamgroup.asia/

Dù cho ông đã ngưng dùng tiền của các nhà đầu tư khác khi quỹ Tiger đóng cửa vào năm 2000, nhưng ông vẫn là một nhà đầu tư cực kỳ thành công. Sau 8 năm sau sự sụp đổ của Tiger, ông đã thu về hơn 500% từ các khoản đầu tư cá nhân của mình. Hơn nữa, ông là một trong số ít những nhà hoạt động trong ngành đầu tư có thể dự đoán chính xác khủng hoảng tài chính, tròn hai năm trước khi nó xảy ra.

Sau khi Tiger Management đóng cửa, rất nhiều nhà phân tích và quản lý quỹ - những nhân viên trước đó của ông dưới sự dẫn dắt 1 thời của ông đã tự đứng ra điều hành các quỹ riêng. Một trong rất nhiều các nhà quản lý thành công đã từng là nhân viên của ông bao gồm: John Griffin của Blue Ridge Capital, Andreas Halvorsen của Viking Global, Lee Ainslie của Maverick Capital, và Stephen Mandel của Lone Pine Capital. Hai trong số "những chú hổ con nhân viên của ông " thành công nhất là quỹ Tiger Global của Chase Coleman – có doanh số trung bình trong 7 năm là hơn 43% vào năm 2007, và quỹ Tiger Asia do Bill Hwang quản lý.

Dù cho có thất bại để đời đối với quỹ Tiger, nhưng trong suốt sự nghiệp của mình, Julian Robertson đã chứng minh được bản thân là một nhà đầu tư khôn ngoan bậc nhất, tạo ra nguồn lợi nhuận vững chắc và đồ sộ, đồng thời tạo nên nhiều" huyền thoại quản lí quỹ khác" từ đế chế Tiger ban đầu. Và tất nhiên, nguyên tắc đầu tư mà ông chia sẻ chỉ gói gọn trong 2 điều dưới đây:

1. Tìm hiểu thật kĩ về doanh nghiệp mà mình định đầu tư, phân tích giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để đầu tư trung và dài hạn


Khi thị trường rơi vào khủng hoảng, hầu hết các cổ phiếu sẽ giảm, điều này đúng. Tuy nhiên, những cổ phiếu thực sự tốt là những cổ phiếu sẽ giảm ít hơn thị trường và những cổ phiếu này cũng là những cổ phiếu hồi phục nhanh nhất khi thị trường hồi phục. Đầu tư dài hạn là việc chấp nhận rằng, khủng hoảng tài chính dù có xảy ra thì đó cũng chỉ là một giai đoạn.

Trong dài hạn, giá cổ phiếu sẽ được trả về mức giá trị thực của nó. Để tìm được những cổ phiếu này, buộc nhà đầu tư phải bỏ nhiều rất công sức để tìm hiểu, phân tích và đánh giá. Bù lại, chúng sẽ giúp nhà đầu tư có được những giấc ngủ ngon cho dù thị trường có biến động như thế nào.

2. Luôn có điểm dừng

Những nhà đầu tư thành công luôn hiểu rõ rằng trong đầu tư rủi ro là luôn xảy ra, và việc không có ngưỡng dừng lỗ ở mỗi vụ giao dịch giống như đi xe trên đường mà không có phanh vậy. Có thể chúng ta may mắn thoát được 1 đến 2 vụ giao dịch thua lỗ, tuy nhiên về lâu dài chắc chắn sẽ có những vụ thua lỗ tới mức cháy tài khoản.

Đa phần những nhà đầu tư luôn bị thị trường dẫn dắt và chi phối cảm xúc dẫn tới việc dời ngưỡng dừng lỗ hoặc bỏ dừng lỗ. Đây là vấn đề chính khiến nhiều người không thể trụ quá một đến hai chu kỳ của thị trường, chứ chưa nói đến việc coi đầu tư là một nghề để theo đuổi lâu dài.

Ngoài dừng lỗ ra, những nhà đầu tư thành công luôn biết có những thời điểm cần phải dừng giao dịch bởi họ hiểu rằng hệ thống giao dịch của họ chỉ phát huy hiệu quả trong một số điều kiện thị trường nhất định.

Vì vậy nếu gặp trường hợp ngược lại họ sẽ dừng giao dịch, trong khi những nhà đầu tư khác liên tục giao dịch hoặc thay đổi hệ thống giao dịch một cách nhanh chóng bất chấp mọi điều kiện với hy vọng kiếm tiền hằng ngày và hàng tuần.
Đại lý ồ ạt chào cọc Toyota Hilux 2021 tại Việt Nam: Giá dự kiến không đổi, đầu xe giống RAV4, đe doạ Ford Ranger

Đại lý ồ ạt chào cọc Toyota Hilux 2021 tại Việt Nam: Giá dự kiến không đổi, đầu xe giống RAV4, đe doạ Ford Ranger

tháng 8 10, 2020
Toyota Hilux 2021 với nhiều cải tiến về mặt ngoại hình và bổ sung thêm công nghệ được cho là sẽ về đại lý trong tháng này.

Một số đại lý Toyota trên toàn quốc đang chào bán dòng xe Hilux 2021. Theo giới tư vấn bán hàng, xe về đại lý trong tháng 8 với số lượng hạn chế, giá bán dự kiến không đổi so với đời cũ. Ở phiên bản mới, Toyota Hilux tiếp tục nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.

Hiện tại, Hilux đời cũ đã hết hàng ở nhiều đại lý. Một số đại lý còn xe đang giảm giá để xả hàng tồn, trong đó cá biệt có một đại lý phía Bắc giảm 40 triệu đồng và tặng quà cho khách hàng mua chiếc Hilux 2.8G sản xuất năm 2019.
Toyota Hilux 2021 về Việt Nam trong tháng này. (cty nhật nam)

Ra mắt toàn cầu hồi đầu tháng 6, Toyota Hilux 2021 thay đổi mạnh mẽ ở ngoại hình. Phần đầu xe mang đậm phong cách Toyota RAV4 với cụm lưới tản nhiệt kích thước lớn, đan xen các thanh ngang to bản, bao bọc bởi viền chrome.

Đèn pha bi-LED thiết kế mới, được thu nhỏ lại và kèm thêm dải LED ban ngày. Đèn sương mù cũng được thu gọn lại so với phiên bản cũ. Trong khi đó, đèn hậu LED thay đổi đồ họa chiếu sáng.


Bên trong nội thất, Toyota Hilux 2021 không có thay đổi nào ngoài sự bổ sung về mặt trang bị, tính năng, như kết nối Apple Car Play và Android Auto, màn hình cảm ứng kích thước 8 inch giờ là trang bị tiêu chuẩn, cụm đồng hồ sau vô-lăng bổ sung màn hình màu 4,2 inch để hiển thị thông tin về xe.

Phiên bản cao cấp nhất của Toyota Hilux lần đầu tiên được trang bị thêm gói công nghệ Toyota Safety Sense với loạt công nghệ an toàn như cảnh báo lệch làn, chống va chạm phía trước, ga tự động thích ứng,... Gói công nghệ này có khả năng sẽ xuất hiện trên phiên bản dành cho thị trường Việt Nam.


Mặc dù Toyota Hilux 2021 chỉ là phiên bản facelift (nâng cấp giữa vòng đời), nhưng hãng xe Nhật Bản vẫn "mạnh tay" thay đổi cả về khả năng vận hành của xe. Hệ thống treo nhíp lá phía sau được tinh chỉnh nhằm tăng sự êm ái cho xe khi đi qua địa hình xấu.

Động cơ của Toyota Hilux 2021 vẫn là loại diesel 2.8L, nhưng tăng công suất lên 201 mã lực và mô-men xoắn lên 500 Nm. Sức mạnh này nhỉnh hơn so với các đối thủ đồng hạng, như Mitsubishi Triton (178 mã lực và 430 Nm) hay Nissan Navara (187 mã lực và 450 Nm). Thậm chí, công suất của Hilux gần như tương đương với Ford Ranger Raptor (210 mã lực và 500 Nm).

Toyota Việt Nam thời gian gần đây rất nhanh nhạy trong việc giới thiệu các mẫu xe mới. Từ đầu năm đến nay, hãng đã giới thiệu ra thị trường tổng cộng 5 mẫu xe nâng cấp hoặc hoàn toàn mới, bao gồm Wigo, Corolla Cross và Corolla Altis, Granvia và Hiace. Bên cạnh đó, Vios và Fortuner nâng cấp cũng được đồn đoán ra mắt vào cuối năm nay.https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/
Thêm 40 ca Covid-19 liên quan Đà Nẵng, 2 bệnh viện dã chiến sắp đưa vào sử dụng

Thêm 40 ca Covid-19 liên quan Đà Nẵng, 2 bệnh viện dã chiến sắp đưa vào sử dụng

tháng 8 05, 2020
41 ca Covid-19 vừa được công bố chiều nay có đến 40 ca liên quan đến Đà Nẵng. 2 bệnh viện dã chiến ở thành phố này đang được hoàn thiện các công đoạn cuối cùng để đưa vào sử dụng điều trị bệnh nhân Covid-19, giảm tải cho các bệnh viện trung tâm.


Bệnh viện dã chiến ở cung thể thao Tiên Sơn được bắt đầu thi công từ ngày 2.8, đã hoàn tất các hạng mục cơ bản vào cuối ngày 

Việt Nam ghi nhận thêm 41 ca Covid-19, gồm 1 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay và 40 ca trong cộng đồng đều liên quan đến Đà Nẵng (34 ca được ghi nhận tại Đà Nẵng, 4 tại Lạng Sơn và 2 tại Bắc Giang).


Như vậy đến nay Việt Nam đã có tổng cộng 713 ca Covid-19, theo bản tin lúc 18h chiều nay 5.8 từ Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống Covid-19.

Ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay là nam bệnh nhân 679, 44 tuổi, liên quan chuyến bay IO4405 từ Nga về sân bay Tân Sân Nhất ngày 11.7 (trước đó đã ghi nhận 17 ca dương tính với SARS-CoV-2), hiện được điều trị ở bệnh viện Bà Rịa.

6 bệnh nhân từ 673 – 678 là người cùng gia đình, từ 10 – 41 tuổi, ở tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, cùng nhóm du lịch Đà Nẵng. Hiện được cách ly điều trị ở bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2.

34 bệnh nhân từ 680-713 ở Đà Nẵng, từ 1-75 tuổi. Trong đó có 14 ca là F1 của bệnh nhân Covid-19 liên quan bệnh viện Đà Nẵng; 10 ca là bệnh nhân, 7 ca là người chăm sóc và 1 ca là công an tại khoa Thận – Nội tiết đều tại bệnh viện Đà Nẵng; 1 ca là nhân viên y tế tại bệnh viện Sản – Nhi Đà Nẵng.

Tính đến chiều nay, trong tổng số 713 bệnh nhân Covid-19 trên cả nước kể từ khi dịch bệnh xuất hiện ở Việt Nam hồi cuối tháng 1, đã có 381 người được công bố khỏi bệnh (53%) và 8 người tử vong (1,1%).

Trong đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ hai kể từ ngày 25.7, đến nay đã có tổng cộng 300 ca Covid-19 được công bố, với 264 ca nhiễm trong cộng đồng và 36 ca nhiễm nhập cảnh. Việt Nam đang cách ly theo dõi sức khỏe hơn 120.000 người.

Nguồn: bộ Y tế 

Đà Nẵng hiện là vùng dịch Covid-19 chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam với 192/264 ca nhiễm trong cộng đồng được công bố kể từ ngày 25.7.

Sáng nay tại cuộc họp với các giám đốc sở Y tế 63 tỉnh thành, quyền thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp túc nhấn mạnh dịch bệnh Covid-19 giai đoạn này khó khăn hơn nhiều do tốc độ lây lan nhanh hơn, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh tại cộng đồng và gia đình. Việc tập trung dồn lực lượng chuyên gia đầu ngành vào hỗ trợ cho Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh miền Trung nhằm khống chế nhanh dịch bệnh.

Hai bệnh viện dã chiến đang gấp rút được thi công để giảm tải cho các bệnh viện trung tâm ở Đà Nẵng. Bệnh viện dã chiến tại cung thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng) hiện có quy mô 200 giường và có khả năng tăng lên đến 2.000 giường khi tận dụng thêm các khu vực khác tùy theo tình hình dịch bệnh.

Bệnh viện dã chiến thứ hai được trưng dụng từ trung tâm y tế huyện Hòa Vang, dành để điều trị bệnh nhân chạy thận và bệnh nhân Covid-19. Đến ngày 4.8, các hạng mục cuối cùng, hệ thống máy móc, thiết bị, giường bệnh cũng đang được lắp đặt để sẵn sàng thu dung điều trị bệnh nhân.

Cũng tại cuộc họp sáng nay, bộ Y tế cho biết các địa phương khác cũng được yêu cầu dựa vào các hướng dẫn của bộ để rà soát lại cơ sở vật chất, sẵn sàng cho tình huống phải thành lập bệnh viện dã chiến. Sở Y tế các tỉnh thành phải rà soát lại các cơ sở xét nghiệm trên địa bàn, khẩn trương thiết lập các cơ sở xét nghiệm để có thể xét nghiệm trên diện rộng với các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh.
Hơn 43.800 người ở TP.HCM rời Đà Nẵng trong tháng 7 đã khai báo y tế.

Đến 7h sáng nay, có hơn 43.800 người sinh sống tại TP.HCM rời khỏi Đà Nẵng từ ngày 1 – 28.7 đã khai báo y tế. Trong đó hơn 30.500 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm (9.778 âm tính, 6 dương tính, còn lại đang chờ kết quả), theo trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC).

842 người tiếp xúc với 8 ca Covid-19 được ghi nhận ở TP.HCM trong đợt dịch bệnh từ 25.7 đã được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. 738 mẫu đã có kết quả âm tính, số còn lại đang chờ. Tất cả các trường hợp tiếp xúc đều được cách ly.


Trên toàn địa bàn thành phố đang cách ly kiểm dịch hơn 9.000 người, gồm cách ly tập trung 1.519 người và cách ly tại nhà/nơi cư trú 7.619 người.